Phương pháp viết báo cáo được lòng "Sếp"

Báo cáo là một hình thức trao đổi thông tin phổ biến giữa cấp quản lý và nhân viên. Xây dựng được một mẫu báo cáo công việc sẽ giúp từng cá nhân, phòng ban, tổ chức biết được tổng quan tình hình hoạt động tại công ty. Mọi người có thể hiểu được công ty đang thực hiện những dự án nào, tiến độ ra sao, ai đang làm gì và đạt được những hiệu quả cụ thế nào. Mặt khác, cấp trên thường sẽ đánh giá các kỹ năng cơ bản của nhân viên qua các bản báo cáo. Vì vậy, phương pháp viết báo cáo như thế nào để “ghi điểm” với sếp? Cách thức soạn mẫu báo cáo công việc như thế nào để giúp mọi người trong team và công ty của bạn nắm bắt được những thông tin quan trọng? Những yêu cầu cơ bản cho một báo cáo tốt là gì?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

MẪU BÁO CÁO CHUYÊN NGHIỆP LÀ GÌ?

Các mẫu báo cáo công việc chuyên nghiệp được lập ra để nhân viên, các phòng ban trong công ty báo cáo công việc định kỳ theo tuần/tháng/quý/năm. Để nội dung nhất quán và truyền tải được những thông tin quan trọng, rất nhiều công ty soạn sẵn các mẫu báo cáo để sử dụng trong công việc. Nhân viên văn phòng chỉ cần dựa trên biểu mẫu đó mà thực hiện, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc thực hiện báo cáo, vừa dễ dàng so sánh với các báo cáo trước đó.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp không có biểu mẫu sẵn, thì nhân viên cần phải nắm rõ những thông tin cốt lõi yêu cầu trình bày trong nội dung báo cáo, gồm có:

Thông tin chi tiết tình trạng công việc 

Kết quả công việc và sản phẩm.

Nội dung đánh giá của người thực hiện và cấp trên.

Đưa ra phương hướng giải quyết những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO

Lập báo cáo công việc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mỗi nhân viên khi đi làm vì các lý do sau:

Thể hiện năng lực làm việc của từng nhân viên trong công ty.

Đánh giá khách quan trách nhiệm và tinh thần làm việc.

Rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Bộc lộ thiếu sót, vướng mắc – nếu có – khi triển khai công việc.

Đồng thời, một bảng báo cáo công việc chuyên nghiệp sẽ giúp đội ngũ lãnh đạo trong công ty dễ dàng quản lý đội ngũ nhân viên, chủ động điều chỉnh khi cần. 

Ngoài ra, báo cáo công việc còn giúp các đội nhóm cộng tác hiệu quả, phân bổ công việc hợp lý, phù hợp với năng lực và yêu cầu của nhân viên.

NHỮNG MẪU BÁO CÁO CÔNG VIỆC THƯỜNG GẶP

Tuỳ vào từng doanh nghiệp, các mẫu báo cáo công việc có nhiều khác biệt. Tuy nhiên có thể chia thành các loại chính như sau:

1. Báo cáo chung

Báo cáo chung hay báo cáo tổng hợp là bảng báo cáo bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mặt cùng được thực hiện trong công ty. Mục đích: đánh giá toàn diện về năng lực, hiệu quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

2. Báo cáo chuyên đề/ dự án

Đây là một dạng báo cáo chuyên sâu, đi vào một nhiệm vụ cụ thể, một vấn đề quan trọng, ví dụ như bán hàng, CEM, hoặc marketing. Mục đích: tổng hợp, phân tích, nhận xét và đề xuất giải pháp cho vấn đề cụ thể được nêu.

3. Báo cáo thường kỳ

Báo cáo thường kỳ hay còn gọi là báo cáo theo định kỳ, ví dụ như báo cáo hàng tuần, hàng quý, hàng năm. Mục đích: phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động trong thời hạn xác định trước, là cơ sở quan trọng để mọi người trong công ty có thể nắm bắt được tình hình hoạt động hiện tại và so sánh với thời điểm trước. Từ đó, nhà quản trị đánh giá được phương hướng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. 

4. Báo cáo đột xuất 

Báo cáo đột xuất được thực hiện khi có vấn đề gì đó bất thường xảy ra. Mục đích: nhah chóng nắm bắt những vấn đề đang diễn ra trong công việc. Nhờ đó, người quản lý có thể đưa ra quyết định chính xác, phù hợp với các tình huống bất thường trong quản lý. 

MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ VIẾT MỘT BẢN BÁO CÁO HOÀN HẢO CHO SẾP

1. Bố cục chung của một báo cáo tốt

Một báo cáo tốt trước tiên cần đảm bảo về bố cục thông tin và nội dung, giúp cho người đọc nhanh chóng nắm bắt thông tin. 

Nội dung hành chính: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên công ty, tên báo cáo, thời gian, địa điểm lập báo cáo, cá nhân, phòng ban nhận báo cáo 

Thông tin người lập báo cáo: Họ tên, phòng ban, mã số nhân viên (nếu có) 

Nội dung báo cáo: Liệt kê công việc, đánh giá ưu/nhược điểm trong quá trình thực hiện, đánh giá kết quả, các thông tin tài chính, nhân sự,… 

Kết luận: Biện pháp giải quyết vấn đề, phương hướng mục tiêu sắp tới, kiến nghị và đề xuất,… 

2. Hành văn ngắn gọn, súc tích, rõ ràng

Khi đọc báo cáo, sếp chỉ tập trung vào những nội dung chính và quan trọng. Bởi lẽ, khối lượng công việc đồ sộ và nhiệm vụ quản lý khá nhiều vấn đề, nên sếp yêu cầu nội dung phải tinh gọn để nắm bắt và có giải pháp nhanh, tối ưu hiệu quả công việc. 

3. Thông tin và số liệu chính xác

Khi lập báo cáo, yêu cầu đảm bảo những thông tin, số liệu, biểu đồ bạn đã sử dụng là thông tin đúng, khách quan và cập nhật nhất. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với việc lập báo cáo công việc! Bởi lẽ, nếu thông tin số liệu sai, dẫn tới cách đánh giá và nhìn nhận sẽ không chính xác và kéo theo phương hướng xử lý công việc sẽ không hiệu quả. 

4. Luôn kiểm tra kỹ càng trước khi báo cáo

Kiểm tra lỗi chính tả, lỗi định dạng văn bản và nội dung thật kỹ càng trước khi nộp báo cáo để hạn chế rủi ro và rắc rối công việc mức thấp nhất.

5. Nếu có thể, hãy nhờ đồng nghiệp hoặc cấp quản lý trung gian hỗ trợ

Trong trường hợp bạn phải nộp báo cáo đến một lãnh đạo cấp cao thay cho phòng/ ban của mình, hãy nhờ sự giúp đỡ của cấp trên trung gian, hoặc sếp trực tiếp của bạn. Cấp trên trung gian sẽ giúp bạn sửa những lỗi sai và hoàn thiện báo cáo của bạn hơn. Đừng ngần ngại, vì bạn cần hiểu rằng, báo cáo mà bạn đang làm cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng nghiệp và chính cấp trên trực tiếp của bạn.

KẾT LUẬN

Quả thực, kỹ năng viết báo cáo rất được coi trọng đối với một nhân viên văn phòng. Đây được đánh giá là kỹ năng vừa có sức ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đánh giá nhiều kỹ năng khác. Vì vậy, các bạn hãy nắm bắt những tips kỹ năng đơn giản mà hữu ích này nhé.

- HV SĐH - 

KHUNG KIẾN THỨC & NĂNG LỰC NHÂN LỰC CẤP CAO QUỐC TẾ EAS IHHRM G23.0

 

EAS IHHRM G23.0 là minh chứng cho sự tiên phong, đổi mới, sáng tạo trong quản trị G23.0. Nơi bạn nhận được giải pháp vốn lực hiệu quả toàn cầu.

Tìm hiểu ngay
LOGO IHHRM G23.0

Tại EAS Việt Nam, chúng tôi thiết kế nên các khóa học ưu việt nhất để giới thiệu tới các bạn và công khai các thông tin liên quan tới các khóa học trên website. Chúng tôi không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và cập nhật học thuật để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hoạt động nghề nghiệp theo chuẩn nhân lực EAS IHHRM G23.0 Toàn cầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu về khóa học theo từng đơn vị, cá nhân với mức học phí cạnh tranh nhất.
Các thông tin về học phí, địa điểm, chất lượng và các thông tin có liên quan các bạn có thể xem trực tiếp trên website hoặc liên hệ với chúng tôi qua số máy: 024 6656 9157.

Các Lĩnh vực Đào tạo Đẳng cấp Toàn cầu G23.0

Các khoa Đào tạo tại EAS Việt Nam

Khoá học được ưa chuộng nhất

Đào tạo Lãnh đạo & CEO Cấp cao Quốc tế

Chương trình đào tạo chuyên biệt nhất dành cho các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư, các cấp quản lý có mong muốn đổi mới và phát triển ra toàn cầu rèn luyện và phát triển với chuẩn IHHRM G23.0.

xem thêm
Đào tạo Quản trị Nhân sự Quốc tế G23.0 (IHRM)

Hội nhập và định chế Quốc tế ra đời cùng với sự thay đổi môi trường, công nghệ làm thay đổi các xu hướng nhân sự và tuyển dụng. Kỹ thuật Quản trị nhân sự cũng phải thay đổi hoàn toàn.

xem thêm
10 Điều cần biết về “ĐH WestPoint Việt Nam”

Quản trị chất lượng tương đương Đại học Quốc tế cung cấp các chương trình như “du học tại chỗ” và đồng hành cùng bạn trên con đường hoạch định tương lai sự nghiệp của bạn.

xem thêm

KHOÁ HỌC ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT

Đào tạo Lãnh đạo & CEO Cấp cao Quốc tế

Chương trình đào tạo chuyên biệt nhất dành cho các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư, các cấp quản lý có mong muốn đổi mới và phát triển ra toàn cầu rèn luyện và phát triển với chuẩn IHHRM G23.0.

xem thêm
Đào tạo Quản trị Nhân sự Quốc tế G23.0 (IHRM)

Hội nhập và định chế Quốc tế ra đời cùng với sự thay đổi môi trường, công nghệ làm thay đổi các xu hướng nhân sự và tuyển dụng. Kỹ thuật Quản trị nhân sự cũng phải thay đổi hoàn toàn.

xem thêm
10 Điều cần biết về “ĐH WestPoint Việt Nam”

Quản trị chất lượng tương đương Đại học Quốc tế cung cấp các chương trình như “du học tại chỗ” và đồng hành cùng bạn trên con đường hoạch định tương lai sự nghiệp của bạn.

xem thêm

CHIA SẺ CỦA HỌC VIÊN

Chia sẻ của học viên

TIN TỨC - SỰ KIỆN

KHAI GIẢNG

QUỐC GIA CÓ CÔNG DÂN NHẬN HỌC BỔNG EAS VIỆT NAM

Khai giảng

Truyền thông nói về chúng tôi

Các Quốc Gia Có Công Dân Nhận Học Bổng EAS Việt Nam