Hướng Đi Nào Cho Dịch Vụ và Spa năm 2024

Khi xã hội phát triển càng mạnh thì xu hướng dịch vụ và lượng lao động chuyển từ sản xuất sang ngành dịch vụ ngày càng tăng. 

Ở xứ sở Cờ Hoa lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ đã lên đến 61% và ở Việt Nam con số này cũng tăng dần lên mức xấp xỉ 37% (EAS Vietnam Report, 2023). Những con số này có ý nghĩa gì đối với những người làm dịch vụ và với những lao động cũng như các cơ sở đào tạo? Một ví dụ về thị trường chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc sức khoẻ thì trên toàn cầu hiện nay có 372000 doanh nghiệp và cơ sở, trong khi đó tại Việt Nam con số đã vượt 7136 cơ sở và đang tăng lên, trong đó mới chỉ có 37 doanh nghiệp lớn (số liệu tổng hợp tháng 9 năm 2023 của INC & EAS Vietnam 2023). Nói một cách dễ hiểu hơn, số liệu sẽ cho thấy nhu cầu về dịch vụ là rất lớn! Trong nghiên cứu nhân chủng học lại phát hiện ra có tới 67% người Việt cho rằng họ chưa hài lòng về “vẻ đẹp” của họ, khi chất lượng cuộc sống thay đổi và được nâng cao thì đây cũng là mảnh đất màu mỡ tốt cho những dịch vụ mới phát triển!
Mảnh đất là vậy, cơ hội cũng là vậy xong chúng ta hãy nhìn thẳng vào thị trường dịch vụ của chúng ta xem nó đang ở đâu? Theo đánh giá của Trung tâm CSC của EAS Việt Nam thì dịch vụ của chúng ta mới chỉ thực hiện được 12/25 dịch vụ cần được cung cấp và khai thác. Tại sao lại vậy? Câu hỏi cần được nghiêm túc nhìn nhận. Đó chính là bắt đầu từ “tâm thế và tư duy” làm dịch vụ của các nhà đầu tư - những thứ quyết định năng lực vận hành của họ trong tương lai!
Nhiều nhà đầu tư hay chủ các cơ sở spa còn làm theo phong trào, thậm chí chưa có kiến thức hay tư duy về việc xây dựng “tổ chức dịch vụ” nhưng vẫn mạnh dạn đầu tư theo trào lưu, mới chỉ nghĩ đến nhiều người đi làm đẹp thì mình đầu tư các cơ sở làm đẹp, điều này gây ra rất nhiều hệ luỵ trong tương lai gần, nhiều cơ sở bị khủng hoảng khi hoạt động thực tế một thời gian. Con số này chiếm 42,4% nghiên cứu năm 2022 của EAS Việt Nam chỉ rõ.

Vậy làm sao để khai thác và nâng cấp ngành dịch vụ rất đặc trưng của xã hội “thừa tiền” này? Các chuyên gia của EAS Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên như sau:

  • Thứ nhất giới chủ spa cần định hình lại năng lực của mình: Việc định hình ở đây là đánh giá lại những điểm mạnh - yếu, lợi thế - khó khăn của tổ chức, khả năng xác định tầm nhìn doanh nghiệp để lựa chọn được hướng đi, bên cạnh đó cần tìm những Mentor có tâm, có trách nhiệm, có năng lực để xây dựng hệ sinh thái dịch vụ của mình đúng, đủ và hiệu quả thực chất
  • Thứ hai, cần xây dựng đội ngũ nhân sự gắn với cơ chế vận hành hiệu suất cao bài bản và đẳng cấp ngay từ ban đầu kể cả lúc đang thiếu nhân sự làm việc. Nếu nóng vội chạy hiệu suất mà chưa xây dựng được đội ngũ nhân sự bài bản thì đến một giai đoạn ngắn chắc chắn vấn đề khủng khoảng nhân sự sẽ xảy ra, và khi ấy, cơ sở/ doanh nghiệp của bạn sẽ phải chịu rủi ro là mất khách hàng vĩnh viễn.
  • Thứ ba, xây dựng chiến lược marketing dịch vụ hiệu quả với triết lý và kích cỡ thị trường. Điều này quá rõ rồi, sẵn sàng cho các chiến dịch lớn bất cứ lúc nào để đạt lợi thế cạnh tranh cùng với khẳng định thương hiệu thay vì việc chờ đợi cơ hội mới bắt đầu xây dựng chút một.

Tuy rằng các ngành nghề đang là xu hướng nhưng chính vì sự lên ngôi đó mà thị trường cạnh tranh khách hàng cũng sẽ trở lên khốc liệt hơn. Việc xây dựng cho doanh nghiệp của mình những trụ cột vững trãi luôn là điều cần phải có để có thể duy trì và phát triển bền vững.

Vậy, xu hướng nào và tầm nhìn cho các dịch vụ và spa sẽ thế nào năm 2024?

Câu hỏi này sẽ được trả lời bởi chuyên gia quản trị chiến lược của EAS Việt Nam trong bài viết tiếp theo. Xin mời các bạn cùng theo dõi để đón nhận các thông tin hữu ích.

Bài liên quan

In EAS Vietnam, we always try to design and introduce the best modules and courses. We share all information on website. We change and innovate our methodology and academic systems with up-date methods. Our International courses meet all criteria of job needs. We have courses available for both individuals and organizations with competitive cost. For further information, please visit our website or contact us directly by: (+84)24 6656 9157.